Giỏ hàng của bạn trống!
Dấu hiệu nhận biết hội chứng Lithromantic | Safe and Sound
Hội chứng Lithromantic là một trong những rối loạn tình cảm không phổ biến. Theo chuyên gia tâm lý, những người thuộc giới cảm xúc Lithromantic thường “né tránh” khi tình yêu của họ được đáp trả. Nếu đối phương đáp lại, họ sẽ lập tức mất đi tình cảm và thậm chí có cảm giác ghét bỏ. Vậy dấu hiệu để nhận biết hội chứng Lithromantic là gì?
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Định nghĩa hội chứng Lithromantic
Khi chúng ta có tình cảm với một người, chúng ta luôn cố gắng làm những điều tốt nhất cho đối phương đồng thời cũng luôn hy vọng họ có thể nhận ra, chấp nhận để cả hai tiến đến những giai đoạn gắn bó hơn. Tình yêu khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn, có giá trị hơn.
Tuy nhiên, nhà tâm lý học cho biết, hội chứng Lithromantic là thuật ngữ đề cập đến một dạng xu hướng tình cảm đặc biệt. Người mắc hội chứng này chỉ muốn dành cảm xúc thầm kín cho một người mà không có nhu cầu được đáp lại. Thậm chí, họ có thể trở nên khó chịu và ghét ngược khi đối phương đáp lại tình cảm.
Người bệnh thường chỉ giữ tình cảm đơn phương một cách lặng lẽ, không muốn ai biết
2. Hội chứng Lithromantic xuất hiện do đâu?
Theo các nhà tâm lý học, Lithromantic là một dạng hội chứng cảm xúc phức tạp dù không quá nguy hiểm nhưng lại khó nhận biết và cũng chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. ICD -10 vẫn chưa công nhận đây là một bệnh tâm lý - tâm thần, cho dù một số nhà tâm lý học vẫn đang nghiên cứu về hội chứng này.
Một số tài liệu của nhà tâm lý học cho rằng hội chứng Lithromantic chính là hệ quả của những tổn thương về mặt tình cảm mà bản thân họ đã phải trải qua. Chẳng hạn như bị lừa dối tình cảm, việc họ đặt quá nhiều cảm xúc mà không được đáp lại, những xung đột nảy sinh, sự thay đổi của đối phương khi cả hai đã bước vào một mối quan hệ chính thức.
Từng bị lừa dối, đối phương thay đổi,... là những bằng chứng về tổn thương tình cảm
Nhà tâm lý học cho biết, việc họ quá mong chờ về một ai đó nhưng khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc thì đối phương lại không thỏa mãn được các kỳ vọng khiến cho những người này thất vọng. Dần dần điều này trở thành nỗi ám ảnh tâm lý khiến cảm xúc của họ dần lụi tàn và bản thân họ sẽ không còn muốn đón nhận tình cảm của người khác.
Một số tài liệu cũng sử dụng thuật ngữ ‘nỗi sợ mối quan hệ’ (fear of relationship commitment) để mô tả về nguyên nhân các trạng thái của người mắc Lithromantic . Theo đó nỗi ám ảnh, sợ hãi này có thể là hệ quả từ việc thiếu hụt cảm xúc trong thời thơ ấu. Vì thế, nhà tâm lý học cho biết, nhiều người sẽ cảm thấy an tâm hơn khi tình cảm chỉ nằm một phía từ họ thay vì nhất định phải ràng buộc với một ai đó.
3. Những người mắc hội chứng Lithromantic có đặc điểm gì?
Không muốn bày tỏ tình cảm bản thân:
Người mắc hội chứng Lithromantic thường không có nhu cầu bày tỏ hay chia sẻ cảm xúc của mình với đối tượng mà họ có cảm tình. Mặc dù họ có thể cảm nhận sự thu hút hoặc có tình cảm, nhưng lại không muốn hành động dựa trên cảm xúc này. Các nhà tâm lý học chia sẻ rằng, việc giữ kín tình cảm giúp họ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn, tránh những phức tạp của một mối quan hệ tình cảm thực sự.
Cảm xúc thay đổi khi đối phương đáp lại tình cảm:
Một trong những đặc điểm nổi bật của hội chứng Lithromantic là sự thay đổi cảm xúc khi tình cảm của họ được đáp lại. Ban đầu, họ có thể cảm thấy thích đối phương, nhưng khi người kia có dấu hiệu đáp trả hoặc bắt đầu quan tâm, cảm xúc của họ có thể giảm đi hoặc biến mất. Điều này có thể do họ không mong muốn sự tương tác lãng mạn thực sự, mà chỉ cảm thấy thoải mái khi tình cảm ở mức một chiều.
Không cần có một mối quan hệ chính thức:
Theo các nhà tâm lý học, người Lithromantic không cần hoặc không mong muốn có một mối quan hệ tình cảm chính thức, mặc dù có thể có những cảm xúc lãng mạn. Họ không tìm kiếm những ràng buộc hay các mối quan hệ như yêu đương, hẹn hò hay kết hôn. Thay vào đó, họ có thể cảm thấy hài lòng với những mối quan hệ bạn bè hoặc không cần một sự gắn bó cụ thể nào.
Dễ bị cuốn hút bởi những nhân vật hư cấu:
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, người Lithromantic thường dễ cảm thấy bị thu hút bởi các nhân vật trong sách, phim hoặc truyện tranh. Điều này có thể do sự an toàn khi yêu thích một nhân vật không tồn tại, nơi mà họ không phải đối diện với những yêu cầu của một mối quan hệ thực tế. Sự lãng mạn trong thế giới hư cấu thường không tạo ra áp lực như trong đời sống thực, và điều này phù hợp với nhu cầu không cần tình cảm được đáp lại của họ.
Không thích sự lãng mạn:
Dù có thể có cảm xúc lãng mạn, người Lithromantic thường không thích sự lãng mạn trong thực tế. Các hoạt động điển hình của tình yêu như tặng quà, hẹn hò hay kỷ niệm có thể không mang lại hứng thú cho họ. Thậm chí, những hành động này có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, vì chúng đối lập với mong muốn không tham gia vào mối quan hệ lãng mạn của họ, các nhà tâm lý học chia sẻ.
Không thích sự động chạm:
Đối với nhiều người Lithromantic, việc chạm vào hoặc có sự tiếp xúc thân mật không phải là điều họ mong muốn. Các nhà tâm lý học cho biết rằng, sự động chạm cơ thể, kể cả trong các mối quan hệ tình cảm gần gũi, có thể khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái. Họ có xu hướng thích duy trì khoảng cách và giữ mức độ thân mật ở mức thấp hoặc hoàn toàn tránh.
Tình cảm, cảm xúc sẽ nhanh phai dần:
Theo các nhà tâm lý học chia sẻ, cảm xúc lãng mạn của người Lithromantic thường nhanh chóng phai nhạt khi họ nhận ra tình cảm của mình có thể được đáp lại hoặc mối quan hệ đang tiến xa hơn. Những tình cảm này có thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và sau đó sẽ biến mất mà không để lại dấu vết, một phần vì họ không có nhu cầu duy trì hoặc phát triển mối quan hệ lãng mạn lâu dài.
Nhìn chung, người mắc hội chứng Lithromantic thường cảm nhận được sự thu hút hoặc tình cảm lãng mạn, nhưng lại không muốn hay cảm thấy cần thiết phải đưa những cảm xúc này vào thực tế. Họ sống thoải mái hơn khi không có sự cam kết hoặc ràng buộc từ các mối quan hệ tình cảm, và thường tránh né hoặc từ chối các yếu tố lãng mạn trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho biết, hội chứng Lithromantic có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn như: dễ bị hiểu lầm là trap boy, trap girl hoặc khiến bạn rơi vào tình trạng độc thân lâu dài, thậm chí có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound để có thể giúp bạn vượt qua vấn đề thông qua việc đồng hành dài hạn với sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần.
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- tại Fanpage Bác sỹ tâm lý SNS
- hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm:
Có thể yêu 2 người cùng một lúc không?